Tracksuit, một biểu tượng của đa nền văn hóa đã không còn là một điều quá xa lạ đối với các bạn trẻ yêu thích Hip Hop và Grime. Vậy sự khởi nguồn của “Trackies” bắt đầu từ đâu và điều gì đã đưa bộ đồ thể thao trở thành tượng đài của giới trẻ toàn cầu ?

Thiết kế “the Sunday suit” của Le Coq Sportif vào năm 1939 chính là tiền đề để tạo ra những bộ tracksuit sau này. Năm 1967, nhận ra rằng các bộ đồ warm up của cầu thủ bóng đá đã hết sức nhàm chán, Adidas đã kết hợp với ngôi sao bóng đá người Đức, ông Franz Beckenbauer cho ra mắt bộ đồ thể thao mang tên “the Beckenbauer” bằng cách cải tiến trong chất liệu cộng thêm họa tiết “ba sọc” đặc trưng của thương hiệu. Từ đó, bộ tracksuit đầu tiên được ra đời.

Khi nhắc tới tracksuit, chúng ta không thể bỏ qua sự hiện diện của nó gắn liền với những người hâm mộ trong làng túc cầu tại Châu u, đặc biệt là Anh Quốc tại thời điểm 1980’s. Hình ảnh của các “Casuals” (tên gọi dành cho các cổ động viên hay những tên côn đồ hâm mộ bóng đá) trong những bộ tracksuit ngao du khắp Châu Âu để cổ vũ cho đội bóng yêu thích của họ. Đối với họ, mặc tracksuit thể hiện sự tôn trọng và là niềm tự hào đối với các câu lạc bộ.

“We make a mean team, My Adidas and me”- Run DMC.

Tại Mỹ vào cuối những năm 1980, Run DMC đã đưa những thiết tracksuit của nhà Adidas trở nên nổi tiếng và là một biểu tượng của nền văn hóa Hip Hop. Thương vụ giữa Adidas và Run DMC đã đặt nền móng khởi đầu cho sự hợp tác bền vững giữa các thương hiệu thể thao với các nghệ sĩ âm nhạc.

Cho đến nay, tracksuit đã luôn là linh hồn của những văn hóa đường phố, tượng trưng cho tinh thần nổi loạn và bạo lực trong giới trẻ. Sang đến Vương quốc Anh, trong mắt chính quyền tracksuit là một điều nhạy cảm. Chúng gắn liền với những tên côn đồ điên cuồng vì bóng đá và Grime xuất hiện đưa tracksuit tới mọi ngóc ngách trên đường phố.

Skepta đã tạo ra sự ảnh hưởng của tracksuit đến cho Grime, chỉ với công sức của một mình anh khiến cho tracksuit như hình với bóng trong cộng đồng này. Không chỉ dừng lại tại London, xuyên suốt các quốc gia trên bản đồ thế giới, tracksuit đều mang trong mình định nghĩa bạo loạn.

Ví dụ điển hình đó chính là văn hóa Gopnik (гопник) tại Nga, trên tay là chai vodka và ăn hạt hướng dương rồi tận hưởng cả ngày dài thoải mái trong bộ tracksuit Adidas. Các người trẻ đổ xô lên Moscow và do chi phí cuộc sống quá rẻ, họ có thể sống vô lo vô nghĩ về đồ ăn, chốn ở.

Thời gian trôi, tracksuit đã không còn thuộc riêng về tầng lớp thấp. Các thương hiệu thời trang như Gucci hoặc Gosha Rubchinskiy đã đưa tracksuit đến với sàn catwalk xa xỉ.

Một bộ đồ thể thao phù hợp cho một ngày bình thường và lười biếng, nó đã dần trở nên thân thiện với mọi người ở hiện tại. Tuy nhiên, tracksuit không chỉ là bộ đồ đơn thuần mà nó chính là văn hóa.

Explore More